0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

English

Dạy trẻ ” sống có trách nhiệm ” từ 3 thói quen sinh hoạt mỗi ngày

Ngày đăng: 24/08/2022 - Lượt xem: 207

Mỗi người lớn chúng ta cứ cố gắng sống có trách nhiệm trong cuộc sống nhưng lại bỏ qua việc dạy trẻ có trách nhiệm ngay khi còn nhỏ. Là một kỹ năng sống cần thiết, bố mẹ hãy thật thông thái dạy để con sống có trách nhiệm như một thói quen chứ không phải gánh nặng. Để làm được điều này, bố mẹ có thể khéo léo trong việc tạo động lực cho con từ những thói quen hàng ngày

3 thói quen sinh hoạt dạy con sống có trách nhiệm của bố mẹ thông thái

Tự dọn dẹp đồ dùng của mình – Học cách trách nhiệm với bản thân và không gian sống

Dọn dẹp đồ chơi – dạy con có trách nhiệm với không gian sống

” Trẻ con mà ” là suy nghĩ để bố mẹ hay những người lớn bỏ qua mọi lỗi lầm khi con mắc phải hay làm giúp mọi thứ dù con có thể tự xử lý được. Trao quyền cho trẻ tự làm những việc cơ bản nhất sinh hoạt cá nhân hay dọn dẹp đồ chơi, không gian của mình là điều mà bố mẹ nên làm. Điều này giúp con nhận thức được mình phải chịu trách nhiệm với nhu cầu của bản thân khi không có bố mẹ ở bên. Lâu dần việc sống có trách nhiệm, tự lập trở thành thói quen khi con trưởng thành.

Chia sẻ công việc với mọi người – Trách nhiệm với gia đình nhỏ, với cộng đồng lớn

Sống có trách nhiệm với những người trong gia đình ở đây là giúp bố mẹ những công việc nhà phù hợp với khả năng. Và với cộng đồng lớn có thể là giúp đỡ bạn bè trong lớp, giúp đỡ người cao tuổi ở nơi công cộng. Nói ngắn gọn đây là cách để con học cách chịu trách nhiệm với những mối quan hệ của mình, để con dễ dàng gắn kết với mọi người dễ dàng hơn. Việc giúp đỡ, chia sẻ công việc không chỉ dạy con sống có trách nhiệm hơn mà còn là cách để tăng khả năng vận động, rèn luyện sự khéo léo qua những hoạt động.

Không phải ngày một ngày hai mà con có thể nhận thức được công việc và trách nhiệm, nó là cả một quá trình tùy thuộc vào độ tuổi. Hãy khuyến khích con lau dọn bàn ghế sau khi ăn, vứt rác đúng vị trí sau khi sử dụng hay gấp gọn quần áo nhé bố mẹ.

Phân chia công việc, thực hiện đúng giờ giấc – Trách nhiệm với thời gian

Dạy con chủ động sắp xếp thời gian trong ngày ngay từ khi còn nhỏ

Dành thời gian để lên kế hoạch cho một ngày của trẻ có lẽ không được nhiều ông bố bà mẹ ở Việt Nam áp dụng vì thật khó để thực hiện khi mà con còn chưa biết xem giờ. Hãy quy định, gia hạn thời gian ngày con cần thực hiện xong và phần thưởng có thể là một chuyến đi chơi hay một món quà ý nghĩa về tinh thần. Nếu không thực hiện đúng có hình phạt nhỏ để con học cách sống có trách nhiệm với thời gian của chính mình để có đủ tự tin sắp xếp công việc, kế hoạch khi con đủ trưởng thành. Đừng bắt ép khi con không muốn mà hãy khuyến khích bằng cách giao nhiệm vụ.

Bố mẹ nào cũng mong con lớn lên với đầy đủ kỹ năng và sống có trách nhiệm, thế nên hãy khuyến khích và kiên nhẫn để con thật có động lực. Với mong muốn đồng hành cùng bố mẹ trong suốt quá trình phát triển của trẻ, DSD mang tới bảng chăm ngoan với những công việc phù hợp để con thực hiện theo kế hoạch, quản lý thời gian một cách dễ dàng.

Bảng chăm ngoan DSD – hình thành thói quen sống có trách nhiệm cho con dễ dàng

Với 30 thẻ công việc được phân chia cấp độ, theo nhóm tuổi phù hơp, bố mẹ có thể lựa chọn hoặc cho các bé chủ động sắp xếp các công việc của mình, từ đó trẻ cũng nhận thức và nhớ những công việc mình cần làm

Với 550 sticker bóc dính dễ dàng, DSD thấu hiểu được sở thích của các bạn nhỏ nên những miếng dán Sticker này sẽ là động lực lớn để trẻ hoàn thành công việc mỗi ngày mà không cần sự nhắc nhở của bố mẹ

Thẻ tên riêng, tên được gắn ngay góc phải của bảng giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, sống có trách nhiệm hay hoàn thành công việc một cách tốt hơn để lưu lại trên bảng

12 huy hiệu, là những phần thưởng nhỏ theo tháng mà bố mẹ có thể tặng để khích lệ sau một tháng cố gắng và khuyến khích bé cố gắng hoàn thành công việc, kế hoạch một cách có trách nhiệm.

Cùng DSDkids ” Gieo thói quen – gặt tính cách” sống có trách nhiệm cho con ngay từ khi còn nhỏ và cả khi lớn lên. Đăc biệt, bảng chăm ngoan là cách để bố mẹ không tạo áp lực mà thay vào đó là sự hào hứng khi được chủ động giúp đỡ bố mẹ – trách nhiệm với gia đình, với không gian sống, chủ động học tập, sinh hoạt – trách nhiệm với bản thân trẻ.