0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

English

Mục tiêu của 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

Ngày đăng: 26/08/2022 - Lượt xem: 1584
Mục tiêu của 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non là gì? Trẻ em là tương lai của đất nước, vì thế mà các em luôn được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Sau đây là 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mẫu giáo được chú trọng ngay từ những năm đầu đời.
5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

Nội dung chính

Mầm non là độ tuổi nào ở trẻ?

Giai đoạn mầm non là thời kỳ vàng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ được gọi là mầm non khi trong độ tuổi từ 1-6 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ trải qua những bước phát triển đó là:
  • Trẻ từ 1-2 tuổi là giai đoạn chập chững những bước đi đầu tiên và tò mò khám phá về thế giới xung quanh.
  • Giai đoạn từ 3-4 tuổi, trẻ có thêm những người bạn, người thầy. Thế giới cũng trở nên phức tạp hơn và trẻ bắt đầu nhận thức được xã hội.
  • Giai đoạn 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ có thể giao tiếp một cách hoàn thiện với mọi người.
Có thể thấy, giai đoạn mầm non giúp trẻ phát triển toàn diễn từ kỹ năng, trí tuệ, tính cách… Những kiến thức, kỹ năng mà bé học được trong giai đoạn mầm non sẽ giúp con hình thành tính cách và con người sau này. Đây cũng là lúc các lĩnh vực phát triển cho trẻ mầm non được chú trọng.

Mục tiêu của 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non

Giáo dục mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ. Theo thông tư 17 của Bộ giáo dục có 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non cần được chú trọng. Mục tiêu của 5 lĩnh vực này là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, phát triển được những kỹ năng cần thiết cho sau này.
Cụ thể các lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non đó là:

1. Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non

lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Phát triển thể chất cho trẻ là nhiệm vụ thiết yếu và quan trọng đối với các trường mầm non. Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển cả về thể chất, trí não và tính cách. Những rèn luyện về thể chất sẽ đem đến cho trẻ một sức khỏe tốt hơn, cơ thể cứng cáp, dẻo dai hơn.

Mục tiêu phát triển thế chất cho trẻ mầm non là :

  • Hình thành cho trẻ những thói quen như đi đứng, chạy nhảy, leo trèo… Khi trẻ được thường xuyên vận động sẽ dần dần hình thành ý thức coi việc vận động hàng ngày là thói quen tốt cần duy trì.
  • Những thói quen này rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ…Cơ thể trẻ càng được vận động nhiều sẽ càng cứng cáp và dẻo dai hơn.
  • Giúp trẻ có một sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bởi trẻ mầm non đang ở giai đoạn phát triển về mọi mặt, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu.
  • Ngoài ra thì vận động còn giúp trẻ phát triển một số kỹ năng khác như tính kỷ luật, lòng trung thực, sự kiên trì… Và việc vận động giúp trẻ tương tác với bạn bè, và gắn kết với nhau hơn.

2. Phát triển về nhận thức cho trẻ

Phát triển về nhận thức cho trẻ

Phát triển về nhận thức cho trẻ mầm non

Nhận thức của trẻ là tất cả những gì mà trẻ có thể cảm nhận và suy nghĩ về thế giới xung quanh. Dựa trên cơ sở này thì giáo dục mầm non sẽ chú trọng đến các hoạt động để giúp trẻ phát triển các khía cạnh:
  • Giúp cho trẻ làm quen và nhận biết những vấn đề cơ bản như: các bộ phận cơ thể, đồ vật, động vật, thực vật, và các hiện tượng tự nhiên…
  • Giúp trẻ nhận biết các con số, chữ cái, hình dạng, không gian và thời gian.
  • Giúp trẻ nhận thức được các khái niệm cơ bản trong xã hội như gia đình, trường học, công viên,…
Từ những nhận biết cơ bản này, trẻ sẽ dần dần khám phá thế giới xung quanh một cách tốt hơn.

3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Mục tiêu của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đó là:
  • Rèn cho trẻ các kỹ năng nghe nói đọc viết để phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất để có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh
  • Giúp trẻ biết lắng nghe và hiểu được lời nói của người khác
  • Giúp trẻ nhìn nhận được những sắc thái trong lời nói
  • Giúp trẻ thể hiện và bộc lộ cảm xúc của mình qua lời nói
  • Giúp trẻ có thể tự tin khi đứng trước đám đông hay giao tiếp với người khác
Tùy thuộc vào từng độ tuổi mà khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ khác nhau:
  • Từ 1-1,5 tuổi: trẻ bắt đầu học nói, lặp lại theo lời người lớn.
  • Từ 1,5-3 tuổi: phát triển khả năng ngôn ngữ một cách nhanh chóng.
  • Giai đoạn 3-6 tuổi trẻ sẽ hoàn thiện khả năng nhờ việc tiếp xúc nhiều hơn với xung quanh, bổ sung thêm vốn từ.
Có rất nhiều cách để cho trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ như:
  • Cho trẻ trải nghiệm, đi chơi, khám phá nhiều nơi
  • Cho trẻ nghe nhạc, học hát
  • Cho trẻ đọc sách, đọc thơ
  • Cho trẻ xem phim
  • Thường xuyên trò chuyện cùng bé
  • Dạy bé tập vẽ, tập tô, tập viết